• Menu
Hướng dẫn đào phun thuốc muỗi
Hỗ trợ trực tuyến
Số người online :  0003
Lượt truy cập : 558855
Trang chủPhun thuốc diệt muỗi › phun thuốc muỗi bằng kỹ thuật khói nóng

phun thuốc muỗi bằng kỹ thuật khói nóng

Diệt muỗi bằng phương pháp phun thuốc diệt muỗi tồn lưu hiệu quả

 

Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng  hợp thành họ Culicidae, bộ có cánh. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm: Anophen, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Asdes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,  Haemagoggus...

 

1. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

            Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

            Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

            Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.

            Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với CO² trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

2. VÒNG ĐỜI CỦA MUỖI.

vòng đời của muỗi

3. MUỖI XUẤT HIỆN NHIỀU VÀO MÙA NÀO TRONG NĂM

       Vào mùa mưa, muỗi xuất hiện nhiều, khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 - 11 do nhiệt độ, môi trường, độ ẩm thích hợp, muỗi có điều kiện đẻ trứng, đặc diệt là thời tiết rất thuận lợi để trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng). Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì muỗi xuất hiện nhiều thì dịch sốt xuất huyết cũng phát triển theo, chu kỳ cứ 3 năm lại có một lần dịch bùng phát.

 

4. TÁC HẠI CỦA MUỖI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

       Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét. Trên thế giới, bệnh sốt rét hiện dẫn đầu trong số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm.

       Hầu hết các loài muỗi đều mang ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virút gây ra như sốt vàng da và dịch hạch được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti.

       Muỗi không chỉ gây phiền phức mà chúng còn mang theo các vi trùng, là loài vật trung gian truyền bệnh cho con người, đặc biệt là các loài bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh vàng da... Vì vậy việc tiêu diệt và phòng ngừa muỗi là công việc thường xuyên của mối gia đình, cũng như của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước nằm trong khu vực nhiệt đới nắng nóng quanh năm như Việt Nam chúng ta.

 

5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DIỆT MUỖI VÀ TIÊU DIỆT MUỖI.

 

Phun mù nhiệt hay còn gọi là kỹ thuật khói nóng được dùng phun thuốc diệt muỗi. Ưu điểm của kỹ thuật là kích thước hạt thuốc nhỏ, hạt thuốc lơ lửng trong không khí lâu hơn, có thể diệt muỗi đang bay. Bên cạnh đó, thuốc phun sẽ tạo thành làn khói trắng giúp người dân dễ nhận thấy khu vực phun thuốc để tránh xa.

Trước đây kĩ thuật mà y tế dự phòng thường áp dụng là phun thuốc diệt muỗi bằng kỹ thuật sương lạnh. So với kỹ thuật sương lạnh thì phun bằng khói nóng hạt thuốc sẽ tồn tại trong không gian lâu hơn, từ đó hiệu quả diệt muỗi cũng cao hơn.

Tuy nhiên, kĩ thuật phun mù nhiệt chỉ áp dụng phun diệt muỗi trong phạm vi không gian rộng, không thể áp dụng phun trong nhà vì hạt dầu diesel sẽ bám vào vật dụng trong nhà.

Theo thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TP, tính đến 17 giờ ngày 05/12/2016 thành phố Hồ Chí Minh đã có 98 trường hợp nhiễm vi rút Zika ở 19/24 quận huyện TP,  trong đó có 12 thai phụ đang được theo dõi theo quy định

Kỹ thuật phun xịt hóa chất diệt muỗi mới này gọi là kỹ thuật phun dạng khói mù nóng. Các nơi được phun thử nghiệm bằng công nghệ mới là ký túc xá các trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (quận Thủ Đức), Trường Cao đẳng Kinh tế Hải quan (Quận 9), Đại học Giao thông vận tải ở Quận 2.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho biết, từ trước đến nay tại Việt Nam chỉ áp dụng kỹ thuật phun sương lạnh để diệt muỗi nhưng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, đơn vị này quyết định triển khai thêm biện pháp phun hóa chất bằng máy phun khí nóng – Đây là biện pháp đã được một số nước trên thế giới như Brazil, Singapore áp dụng diệt muỗi để phòng chống vi rút Zika.

“Ưu điểm của biện pháp kỹ thuật này là hóa chất phun ra tạo thành luồng sương khá dày đặc, mắt thường có thể nhìn thấy được, người phun có thể kiểm soát được lượng hóa chất mình phun ra. Bên cạnh đó, luồng sương này bay lâu, tồn lưu lâu hơn trong không khí, có thể len lỏi được trong các bụi rậm, đồng thời duy trì thời gian diệt côn trùng đang bay trong không khí được lâu hơn”, bác sĩ Nga cho biết thêm.

 

Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là luồng khói khá dày đặc sẽ cản trở giao thông, gây tâm lý lo lắng cho người dân, cũng như có thể kích hoạt hệ thống báo cháy trong các khu nhà. Vì vậy, hiện Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố đang sử dụng biện pháp này đối với các khu vực ngoài nhà người dân, nơi có nhiều bụi rậm, tầng hầm các khu nhà cao tầng, các trường đại học, các công trình xây dựng.

[Trở về] [Đầu trang]

trung tâm phun thuốc muỗi